CẢM BIẾN TỐC ĐỘ. QUY TRÌNH 4 BƯỚC BẢO DƯỠNG

Rate this post

TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE

Với nhu cầu sử dụng xe ô tô rất cao như hiện nay, đồng thời sự an toàn đảm bảo trên những chuyến đi là rất cần thiết. Cảm biến tốc độ ô tô ra đời giúp người lái xe yên tâm hơn về vấn đề an toàn. Vậy cảm biến tốc độ ô tô là gì? Cấu tạo nguyên lý hoạt động ra sao? Theo dõi bài chia sẻ của AUTOTECH để rõ hơn nhé.

Cảm biến tốc độ bánh xe là gì?
Wheel speed sensor – cảm biến tốc độ bánh xe là một thiết bị điện tử có vai trò giúp hệ thống phanh EPS có thể kiểm tra và đảm bảo tốc độ quay của bánh, lực phanh, khả năng cân bằng của xe trong phạm vi cho phép.

cam biên toc do

Cảm biến tốc độ

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cảm biến tốc độ bánh xe trước và sau bao gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ hay rôto cảm biến cũng như số răng của rôto cảm biến thay đổi theo kiểu xe.

Hệ thống cảm biến tốc độ xe hơi hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Bộ phận có cấu tạo nam châm ( vành xung) liên kết với bánh răng kim loại. Do đó, khi bánh xe quay, phần bánh răng này sẽ đồng thời chuyển động theo. Lúc này, các răng trượt qua nam châm sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều, được hiểu là tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu sẽ được báo thông qua số lượng xung, truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ và tính toán vận tốc của xe. Đây chính là nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ.

 Khi phanh gấp ABS ECU điều khiển các bộ chấp hành để phân phối áp suất tối ưu cho mỗi xilanh thắng.

–    Cụm điều khiển thủy lực hệ thống phanh hoạt động theo mệnh lệnh từ ECU, tăng, giảm hay giữ nguyên áp suất dầu khi cần, để đảm bảo hệ số trượt tốt nhất (10-30%), chống bó cứng bánh xe.

cau tao va nguyen li

Cảm biến tốc độ

Hiện nay trên thị trường đang có 2 loại cảm biến đó là cảm biến kín và cảm biến hở.

  • Cảm biến hở có cấu tạo gồm vòng kim loại và đầu đọc tách rời nhau. Điểm hạn chế của cảm biến này là dễ bị bám bụi, cát hoặc các mảnh kim loại. Điều này gây nên những tác động tiêu cực cho quá trình hoạt động của hệ thống, cụ thể là làm biến đổi dòng cảm ứng thu được. Trong trường hợp bộ phận gặp trục trặc, đèn báo ABS của phanh sẽ sáng.
  • Cảm biến kín có thiết gồm nam châm và bánh răng kim loại khít lại với nhau nên khắc phục được tình trạng bị bụi bẩn bám vào. Do đó, loại cảm biến này ít phải bảo dưỡng, lau chùi và giúp phương tiện hoạt động ổn định và hiệu quả.

Dấu hiệu báo hiệu cảm biến tốc độ bị hỏng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi cảm biến như: mạch cảm biến bị hư, giắc cắm bị lỏng, dây điện đứt… Khi cảm biến tốc độ trên xe ô tô gặp lỗi, xe thường có các dấu hiệu dưới đây:

Đèn ABS bật sáng

Khi cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ thường bật sáng để thông báo. Ngoài lý do này, đèn báo ABS bật sáng cũng có thể vì nhiều nguyên nhân khác như:

  • Áp suất dầu phanh giảm
  • Đường dầu có không khí
  • Má phanh bị mòn…
den ABS

Đèn ABS

Hệ thống ABS hoạt động không chính xác

Hệ thống ABS được cấu tạo từ các bộ phận gồm

  • Hệ thống điều khiển.
  • Van thủy lực.
  • Cảm biến đo tốc độ.

Hệ thống này sẽ vận hành ổn định trong trường hợp áp suất dầu được áp dụng cho từng bánh xe theo sự điều khiển của ECU, phù hợp với tốc độ của bánh xe đó. Đảm bảo an toàn khi phanh gập

Khi cảm biến tốc độ trên xe ô tô bị hư hỏng, hệ thống ABS sẽ nhận tín hiệu sai lệch hoặc không nhận được tín hiệu dẫn đến ABS hoạt động không chính xác. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể khiến xe bị bó cứng phanh dẫn đến xe bị mất lái dù xe có ABS.

Đèn báo TCS sáng

Tương tự như ABS, TCS (Traction Control System) là hệ thống kiểm soát lực kéo giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong các trường hợp bị trượt bánh hoặc phanh gấp. 

Với những xe có trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, bên cạnh gửi tín hiệu về hệ thống ABS, cảm biến tốc độ cũng sẽ gửi tín hiệu về hệ thống TCS.

Bởi hệ thống kiểm soát lực kéo giúp kiểm soát sự trượt của bánh xe bằng cách phân bố công suất động cơ đến các bánh xe sao cho phù hợp với tốc độ của bánh xe đó. 

den TCS

Đèn TCS (Traction Control System)

Do đó hệ thống TCS cần nắm được thông tin về tốc độ thực tế của bánh xe. Nếu đèn TCS bật sáng ngay cả khi người dùng đã tắt hệ thống.

Đây là tín hiệu cho thấy khả năng kiểm soát lực kéo của phanh đã bị lỗi và không còn hiệu quả. 

Đèn Check Engine sáng

Đèn Check Engine là tín hiệu báo lỗi hệ thống động cơ. Bộ phận này thường được lắp đặt ở đồng hồ phía sau vô lăng.

Trong khi đó, ECU là một khối điều khiển động cơ có vai trò tiếp nhận trực tiếp các thông tin từ cảm biến

Tiến hành xử lý và gửi lại để điều khiển sự vận hành của hệ thống phanh. Khi ECU phát hiện thấy thông tin sai lệch so với thông thường hoặc không có tín hiệu Check Engine sẽ lập tức sáng đèn để thông báo cho chủ xe.

check engine

Check-engine

Ngoài ra, đồng hồ đo tốc độ xe trên cụm đồng hồ cũng có thể không hoạt động

Lúc này, người dùng nên đưa phương tiện đến các trung tâm sửa chữa nhằm kiểm tra và khắc phục để tránh gặp phải nguy hiểm khi lưu thông.

Đặc biệt, trường hợp đèn Check Engine nháy liên tục là cảnh báo khẩn cấp cho thấy động cơ đang gặp trục trặc nặng, cần xử lý gấp.

Nếu chưa thể ngay lập tức sửa chữa, người điều khiển chỉ nên di chuyển với vận tốc tối đa là 25km/h để tránh nguy hiểm. 

Ngoài ra, một số hư hỏng ở hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng là lưu ý quan trọng chủ xe nên biết để xử lý khi gặp phải.

Hướng dẫn vệ sinh cảm biến tốc độ ô tô

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm: cờ lê 10, kích thủy lực, cần xiết lực, tuýp mở bánh, đội kê xe và khăn lau.

Bước 1: Tháo bánh xe

Cho xe đỗ trên nền phẳng và nâng bánh lên khỏi mặt đất bằng kích thủy lực. Đặt xe bên trên con kê.

Sau đó, thực hiện mở tất cả các tắc kê và tháo bánh ra khỏi xe.

Để có thể quan sát cảm biến tốt hơn và tạo không gian rộng rãi khi sửa chữa. Nên đánh lái hai bánh xe trước sang bên phía ghế lái khi cần gỡ ABS ở phía bánh phụ. 

Thao banh xe

Tháo bánh xe

Bước 2: Tháo cảm biến 

Cần phải xác định vị trí cảm biến trước khi tháo. Bộ phận này thường được đặt ở hộp vi sai hoặc hốc bánh xe tùy vào từng dòng ô tô.

Sau đó, chỉ cần tháo bu lông ở chân cảm biến, bu lông định vị dây cáp.

Tiếp theo, kỹ thuật viên nhấc bộ phận cảm biến và dùng vít để tách chân và tháo ra.

Lưu ý trong quá trình thực hiện không nên kéo dây vì dễ làm hỏng hệ thống ABS.

Cam bien toc do

Cảm biến tốc độ

Bước 3: Tiến hành vệ sinh 

Tiến hành vệ sinh cảm biến tốc độ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Với phần bánh răng có thể dùng chổi lông để cọ sạch hơn. Tuyệt đối không sử dụng các loại chất tẩy rửa thông thường.

cam bien ban

Cảm biến bẩn

Bước 4: Lắp lại cảm biến, lắp bánh xe 

 Kỹ thuật viên ngắn lại vị trí đúng như ban đầu. Kiểm tra lại dây cáp để đảm bảo không bị vướng hoặc căng. Sau đó, thực hiện gắn lại bánh xe trở về trạng thái bình thường.

Trong một vài trường hợp, sau khi vệ sinh, đèn ABS vẫn sẽ báo sáng. Đây là dấu hiệu bình thường và sẽ mất đi khi hệ thống phân tích được thiết lập lại.

AUTOTECH tự tin có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để. Đủ kiến thức và chuyên môn để bảo dưỡng hạng mục này đúng theo quy chuẩn. Cam kết đảm bảo thời gian, chất lượng và giá cả.

Mọi thông tin cần tư vấn và thắc mắc giải đáp xin vui lòng liên hệ theo số hotline:

Hotline 1: 0904397889

Hotline 2: 0902118131

Email : levanducck@gmail.com

Xin cảm ơn quý khách đã luôn tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúng tôi rất hân hạnh được phục quý khách!

Phụ tùng chính hãng

AutotechVn.com

Phụ tùng nhập khẩu