Ô tô mất phanh là hiện tượng vô cùng nguy hiểm đặc biệt trong tình trạng xe đang chạy với tốc độ cao. Vì vậy, để tránh và hạn chế tối đa nhất nguy cơ xảy ra hiện tượng xấu này, người lái cần nắm được các nguyên nhân khiến xe ô tô bị mất phanh để có các biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Bên cạnh đó, cũng cần nắm được các cách xử lý hiện tượng này nếu không may tình huống này xảy ra với mình. Garage Autotech sẽ chia sẻ thêm kinh nghiệm với anh/chị trong bài viết này.
1. Ô tô mất phanh nguyên nhân do đâu?
Phần lớn, những nguyên nhân khiến ô tô mất phanh xuất phát từ việc thiếu dầu phanh hoặc áp suất dầu phanh không đủ để phanh có thể hoạt động.
1.1. Ô tô mất phanh do mất áp suất dầu phanh
Nguyên nhân
Mất áp suất dầu phanh là một trong những nguyên nhân khiến xe ô tô bị mất dầu phanh phổ biến nhất. Phanh ô tô hoạt động dựa trên áp suất thủy lực bên trong hệ thống. Nếu dầu phanh không đủ vì một lý do nào đó như bị rò rỉ hay lâu không được thêm mới thì phanh ô tô sẽ không đạt mức áp suất đúng để có thể hãm phanh, giảm tốc độ.
Tình trạng nhẹ có thể chỉ khiến phanh bị chậm, quãng đường phanh bị dài. Nhưng nếu nặng sẽ gây ra tình trạng mất phanh. Khi này, sẽ cực kỳ nguy hiểm cho lái xe đặc biệt trong trường hợp xe đang chạy với tốc độ cao và cần phanh gấp.
Thông thường, dầu phanh có thể bị rò rỉ trong đường ống dẫn dầu hoặc trong xi lanh hệ thống và rò rỉ do phớt cao su làm kín của hệ thống phanh bị vỡ.
>>> Tham khảo chi tiết: Nguyên nhân xe ô tô bị chảy dầu phanh & cách xử lý
Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu cho biết dầu phanh bị cạn kiệt là đèn báo lỗi phanh sẽ bật sáng. Vì vậy, nếu anh/chị thấy đèn báo này trên taplo bật sáng thì cần phải kiểm tra lại ngay dầu phanh.
Cách xử lý
Anh/Chị cần kiểm tra bình chứa dầu phanh để xem mức dầu phanh có bị cạn kiệt hay không. Nếu phát hiện mức dầu phanh thấp, nghi ngờ hiện tượng bị rò rỉ, quý khách cần đưa xe đến gara ô tô autotech uy tín để tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống, xác định nguyên nhân rò rỉ và khắc phục sớm nhất có thể.
1.2. Ô tô mất phanh do có không khí lọt vào hệ thống phanh
Dấu hiệu nhận biết
Khi đạp phanh, thấy phanh yếu hoặc không hiệu quả.
Nguyên nhân
Không khí lọt vào đường ống dầu phanh dẫn tới bị tắc nghẽn đường ống, khiến xe không tạo đủ áp suất để phanh có thể hoạt động.
Cách xử lý
Cách xử lý nhanh là xả gió hệ thống phanh để loại bỏ bọt khí. Tuy nhiên, để khắc phục hoàn toàn, sau đó, anh/chị cần đưa xe đến gara sửa chữa uy tín để kỹ thuật viên kiểm tra và xác định vấn đề để sửa chữa.
1.3. Ô tô mất phanh do xi lanh chính bị hỏng
Dấu hiệu nhận biết
Phanh bị chậm, quãng đường phanh bị kéo dài và phanh bị mất thắng.
Nguyên nhân
Xi lanh chính đảm nhận vai trò tạo áp suất dầu thắng để hệ thống phanh hoạt động. Khi xi lanh chính bị hỏng tương đồng với việc hệ thống phanh không đủ áp suất hoặc thậm chí không có áp suất để hoạt động. Và gây ra hiện tượng xe ô tô bị mất thắng.
Cách xử lý
Với trường hợp hỏng hóc này, chỉ có cách duy nhất là cần đưa xe đến các gara uy tín để sửa chữa.
1.4. Ô tô mất phanh do hệ thống phanh ABS bị lỗi
Dấu hiệu nhận biết
Có rất nhiều dấu hiệu để anh/chị có thể nhận biết phanh ABS bị lỗi. Khi hệ thống phanh này bị lỗi, đèn ABS hoặc đèn Check Engine sẽ báo sáng, đồng hồ đo tốc độ không hoạt động, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới hiện tượng xe bị trượt phanh khi phanh gấp và ô tô mất phanh.
Nguyên nhân
Thông thường, hệ thống phanh ABS khi bị lỗi sẽ không ảnh hưởng gì đến hệ thống phanh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp (tương đối hiếm gặp), phanh ABS bị lỗi sẽ ngăn cản van nạp/ xả thực hiện thao tác đóng/ mở khiến xe bị mất phanh.
Cách xử lý
Kiểm tra và sửa chữa lỗi tại hệ thống phanh ABS để khắc phục vấn đề.
1.5. Ô tô mất phanh do thói quen lái xe không tốt
Là một bộ phận được sử dụng thường xuyên trong quá trình lái xe, do vậy, nguyên nhân khiến ô tô mất phanh rất có thể đến từ việc sử dụng phanh chưa đúng cách của xế xe.
Lấy ví dụ một trường hợp điển hình, khi xe chở nặng hoặc lên dốc cao, hoặc khi chở nặng… khi hãm phanh, nếu người lái liên tục đạp phanh với một khoảng dài, tạo áp lực và ma sát lớn giữa má và đĩa phanh, rất dễ khiến dầu phanh bị sôi và má phanh có thể bị cháy.
Việc gây áp lực phanh nhiều lần liên tục có thể khiến phanh bị yếu, lâu dầu sẽ không ăn và sẽ khiến xe bị mất phanh.
Do vậy, để tránh tình trạng này, anh/chị cần hạn chế đến mức tối thiểu việc gây áp lực lên phanh quá lớn, liên tục và nên chạy xe với tốc độ vừa phải để dễ kiểm soát.
Nếu bắt buộc phải phanh gấp để xử lý tình huống nguy hiểm, anh/chị nên áp dụng cách sau để vừa đảm bảo an toàn lái xe, vừa giảm thiểu tối đa nhất có thể áp lực lên phanh khi phanh gấp. Khi muốn giảm tốc độ, anh/chị nên kết hợp sử dụng phanh xe với việc về số thấp để phanh bằng động cơ.
>>> Đọc thêm: Phanh ô tô bị hỏng
2. Dấu hiệu xe ô tô mất phanh
Trước khi xe bị mất phanh, sẽ có một loạt các dấu hiệu nhận biết để người lái có thể nhận biết và kịp thời xử lý trước khi có thể xảy ra tình huống xấu nhất:
+ Đạp phanh bị hẫng: Đây là dấu hiệu của việc mất áp suất dầu phanh.
+ Bó phanh: Bó phanh là hiện tượng phanh không nhả khi người lái đạp phanh. Nguyên nhân khiến phanh bị bó có thể do lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị các má phanh đã bị hỏng, xi lanh bánh xe bị kẹt hoặc xi lanh tổng bị hỏng.
+ Phanh bị nặng: Khi đạp phanh, thấy dấu hiệu phanh bị nặng thì rất có thể sẽ bị mất thắng ở một thời điểm nào đó không thể dự đoán trước. Khi gặp tình trạng này, anh/chị cần đưa xe đến các gara uy tín để được kiểm tra và khắc phục tình trạng sớm nhất có thể. Nguyên nhân khiến phanh bị nặng có thể là do trợ lực phanh bị hỏng.
+ Tiếng kêu ken két phát ra khi đạp phanh: Nguyên nhân khiến phanh khi thắng phát ra tiếng kêu ken két có thể do má phanh đã bị mòn. Nếu má phanh bị mòn đến mức không đủ lực ma sát tạo ra với đĩa phanh có thể xảy ra hiện tượng xe bị mất phanh.
3. Ô tô mất phanh xử lý như thế nào?
3.1. Tuyệt đối không tắt máy xe
Tắt máy xe là hành động cực kỳ nguy hiểm khi xe ô tô bị mắt thắng, đặc biệt khi đang chạy với tốc độ cao. Khi tắt máy xe, người lái cũng đồng thời tắt trợ lực vô lăng. Lúc này, người lái không thể điều khiển xe thêm nữa (tất nhiên) và xe khi này sẽ lao tự do theo quán tính. Nếu gặp vật cản, người hay phượng tiện mà không thể điều khiển xe thì rất nguy hiểm, khả năng cao sẽ gây ra tai nạn.
3.2. Đạp phanh liên tục
Dù xe ô tô bị mất phanh, tài xế vẫn nên thử đạp phanh liên tục vì có thể nguyên nhân khiến xe bị mất phanh là do bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Việc đạp phanh liên tục có thể giúp lấy lại được áp suất dầu phanh và khi đã lấy lại được áp suất dầu phanh, xe có thể phanh lại như thường. Tuy nhiên, sau đó, anh/chị cần đưa xe đến gara sửa chữa uy tín yêu cầu kỹ thuật viên kiểm tra, xác định vấn đề và sửa chữa.
3.3. Quan sát và bật đèn cảnh báo khẩn cấp
Anh/Chị cần giữ được bình tĩnh, bật đèn cảnh báo khẩn cấp để các phượng tiện xung quanh biết mình đang rơi vào tình thế nguy hiểm tìm phương án né tránh hoặc trợ giúp.
Trường hợp có hành khách đi cùng, nên nhờ sự trợ giúp của họ, bằng cách mở cửa, tìm cách gây chú ý và thông báo với mọi người xung quanh rằng mình đang rơi vào tình trạng mất thắng và nhờ mọi người nhường đường.
Đồng thời, cần quan sát diễn biến phía trước và sau xe để tránh gây va chạm. Và chú ý quan sát những đoạn đường có vạch giảm tốc, hoặc các vật cản trên đường để có thể chủ động đâm vào nhằm mục đích hãm tốc độ xe lại.
3.4. Ô tô mất phanh không sử dụng phanh khẩn cấp
Hiện nay, các dòng xe hiện đại đều được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp – ABS. Hệ thống phanh tác dụng giảm thiểu tốc độ xe trong trường hợp xử lý tình huống bất ngờ. không kịp đạp phanh hoặc phanh không đủ lực để hãm tốc độ xe.
Khi sử dụng phanh ABS, anh/chị lưu ý cần kéo phanh một cách từ từ. Để lực ma sát hãm phanh từ từ tăng lên và khóa bánh xe lại. Tuyệt đối không nên khoá phanh khẩn cấp quá mạnh có thể khiến xe bị khóa bánh ngay lập tức. Tuy nhiên có thể dẫn đến hiện tượng bị trượt và mất lái xe.
3.5. Sử dụng phanh tay
Trong bất kỳ dòng xe sử dụng động cơ đốt trong nào cũng được cả phanh tay và phanh chân. Khi phanh chân bị hỏng, anh/chị hoàn toàn có thể sử dụng phanh tay. Để hãm tốc độ xe mặc dù bộ phận phanh được thiết kế để sử dụng khi xe dừng hẳn. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp vẫn nên sử dụng để tạo lực hãm.
Được thiết kế để sử dụng khi xe dừng hẳn nên cũng nên chỉ áp dụng khi xe đang chạy với tốc độ thấp và rất thấp. Sử dụng phanh tay khi xe đang chạy ở tốc độ cao. Có thể khiến xe bị khóa bánh, mất độ bám, bị trượt dài.
Bên cạnh đó khi kéo phanh tay, lái xe nên chú ý dùng đủ lực, không thực hiện quá nhanh. Hay quá mạnh, kết hợp phanh theo ngưỡng, vừa phanh vừa thả và chú ý nếu thấy xe có dấu hiệu mất lái thì nên nhả phanh tay ra ngay.
3.6. Chuyển xe về số thấp
Cách xử lý này không thể áp dùng giống nhau trong tất cả trường hợp. Tức, sẽ cần lưu ý xử lý tình huống linh hoạt khi xe đang chạy với tốc độ cao và khi xe đang chạy với tốc độ thấp. Nếu xe đang chạy với tốc độ thấp, lái xe có thể chuyển ngay về số thấp như số 2 hay số 1.
Tuy nhiên, khi xe đang chạy với tốc độ cao, việc chuyển số thấp đột ngột sẽ rất nguy hiểm. Lý do là bởi, trong trường hợp này, việc chuyển xe về số thấp ngay lập tức sẽ tạo nên áp lực lớn lên hệ thống truyền động, có thể khiến bộ phận này bị phá hủy và xe bị vỡ máy. Cách xử lý cụ thể như sau:
Khi xe đang chạy với tốc độ thấp: Đối với xe hộp số tự động, người lái chuyển xe sang chế độ bán tự động, chế độ số thấp hoặc chuyển số qua lẫy chuyển số trên vô lăng. Với xe hộp số sàn, người lái chỉ cần chuyển cần số về số 1 hoặc 2.
Trường hợp xe đang chạy với tốc độ cao: Người lái chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp. Ví dụ, khi xe đang chạy ở số 5 thì nên lùi xe về số 4 hoặc số 3. Khi xe ổn định hơn mới tiếp tục lùi về số 2 hoặc số 1.
3.7. Chủ động va chạm
Khi xe ô tô mất phanh, người lái nên cố gắng quan sát xung quanh. Như gờ giảm tốc, đường gồ ghề nhiều sỏi đá, và các con đường vắng. Để chủ động lái xe vào các cung đường đó, kết hợp dùng đánh võng làm giảm tốc độ xe.
Cách xử lý chắc chắn là nguy hiểm để lại thiệt hại về xe và đâm xe vào vật cản. Người lái chú ý quan sát chọn các vật cản hạn chế nguy hiểm và tổn thất. Hiệu quả hãm xe tốt nhất như bụi cây, vũng nước, dải phân cách, hoặc cho xe lao xuống ruộng. Nhưng cần lưu ý tránh các khu dân cư đông đúc, nhà cửa.
4. Kết luận
Cách xử lý an toàn nhất khi xe ô tô mất phanh là người lái cần giữ được bình tĩnh. Đạp phanh nhiều lần để nếu xe chỉ bị mất áp suất tạm thời sẽ lên lại để hãm phanh. Tìm cách báo cho các phương tiện xung quanh bằng cách bật đèn. Chuông cảnh báo hoặc nhờ hành khách đi cùng báo ra bên ngoài. Nếu xe đang chạy với tốc độ chậm có thể sử dụng phanh tay, phanh khẩn cấp đúng cách. Nếu xe đang chạy với tốc độ cao thì nên giảm số từng cấp hoặc 2 cấp 1.
Đồng thời, không quên liên tục quan sát diễn biến xung quanh để đảm bảo an toàn cho mình. Các phương tiện xung quanh, đi vào các đoạn đường giảm tốc, đường vắng để xử lý tình huống. Bất khả kháng phải lựa chọn cách đâm vào vật cản để khống chế tốc độ và dừng xe lại. Gọi điện đến trung tâm cứu hộ xe hơi hoặc các gara có cung cấp dịch vụ. Hoặc hỗ trợ cứu hộ để nhờ sự trợ giúp kịp thời.
Quan trọng hơn cả, “phòng hơn chữa”, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng. Bảo dưỡng đình kì là biện pháp tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho hệ thống phanh.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị một ngày tốt lành!
Các bài viết liên quan đến sửa chữa và bảo dưỡng ô tô.
6 Quan Niệm Hoàn Toàn Sai Lầm Khi Chăm Sóc Ô Tô Vào Mùa Hè
Tìm hiểu hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn?
Cứu hộ xe ô tô ngập nước Free tại Hà Nội
Nếu bạn có nhu cầu về sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi.
- Đ/CXưởng Hà Nội: 394 Đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Đ/C Sài Gòn: 126C Phạm Hùng Nối Dài, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, HCM.
- HN: 0973095801 SG: 0963 387 818
- Email: Levanducck@gmail.com
- Website: autotechvn.com
- Facebook: Gara Autotech
- Tik Tok: hopsotudongmienbac